Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng

Tham nhũng là một vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay, là một yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
Khi mà xã hội ngày càng phát triển, hội nhập sâu rộng thì việc phát sinh tham nhũng là một nguy cơ rất lớn cần phải có những chính sách, giải pháp căn cơ để đấu tranh PCTN. Đối với Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh, trong thời gian qua nhờ làm tốt các khâu, các giải pháp PCTN do vậy chưa phát hiện CBCC vi phạm về tham nhũng để xử lý. Tuy nhiên Đảng ủy, Lãnh đạo Cục luôn chỉ đạo đề cao cảnh giác, áp dụng đồng bộ các giải pháp PCTN để ngăn ngừa không để xẩy ra tình trạng tham nhũng; nếu phát hiện phải kịp thời xử lý một cách nghiêm minh theo pháp luật.
Xác định công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay; trên tinh thần của Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 23/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018; Đảng ủy, Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch số 25/KH-CCQLTT ngày 11/01/2018 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Ngay sau khi Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở nâng cấp Chi cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh, Đảng ủy, Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Cục gồm đồng chí Quyền Cục trưởng là Trưởng ban, các đồng chí Lãnh đạo Cục là Phó ban, các đồng chí Quyền Trưởng phòng, Quyền Đội trưởng các Đội QLTT là thành viên; tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN trong toàn đơn vị.
Công tác PCTN được Đảng ủy, Lãnh đạo Cục quan tâm đôn đốc, nhắc nhở và thường xuyên triển khai tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho CBCC tại các cuộc họp, hội nghị, đặc biệt là hội nghị CBCC đầu năm. Gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào công tác PCTN của đơn vị. Chỉ đạo thực hiện công tác PCTN gắn với việc thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN nói chung và PCTN trong đơn vị nói riêng; Đảng ủy, Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo các Phòng chuyên môn, các Đội QLTT qua thực tiễn hoạt động có ý kiến đóng góp để tham mưu cấp có thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành; đảm bảo hệ thống pháp luật về PCTN được hoàn thiện, đồng bộ và mang tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN được Đảng ủy, Lãnh đạo Cục thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các Phòng, các Đội triển khai thực hiện với nhiều hình thức phù hợp với đối tượng và tính chất công việc như:
- Tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị về pháp luật PCTN: Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012), Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ về thực hiện Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2020; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 25/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản theo Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác PCTN đến năm 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017); Chương trình số 909-CTr/TU ngày 26/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nội chính và PCTN, lãng phí năm 2018; Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 23/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản có liên quan khác.
- Lồng ghép trong việc học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, hội nghị của chuyên môn, đoàn thể, các cuộc họp chuyên môn, họp công đoàn, chào cờ đầu tháng .v.v. để phổ biến rộng rãi tới CBCC các quy định về PCTN.
- Kịp thời cung cấp tài liệu, đăng tải thông tin lên website, hệ thống điều hành mạng Tân Dân của Cục để tất cả CBCC nắm bắt, nghiên cứu và thực hiện theo quy định.
- Tăng cường đưa tin, bài viết, phóng sự về các hoạt động đấu tranh PCTN và gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh chống tham nhũng để CBCC học tập, noi theo.
- Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN; CBCC trong đơn vị còn được tuyên truyền, phổ biến các văn bản có liên quan khác như: Luật Thanh tra năm 2010; Luật cán bộ, công chức năm 2008; Luật viên chức năm 2010; Luật khiếu nại năm 2011; Luật tố cáo năm 2011; Luật tiếp công dân năm 2013; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết, một số điều của Luật Khiếu nại; Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết, một số điều của Luật Tố cáo; Nghị định số 64/2014 quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật tiếp công dân; các quy định thực hiện Luật Cán bộ, công chức, viên chức…nhằm trang bị đầy đủ kiến thức cho tất cả CBCC để thực hành tốt hơn pháp luật về PCTN.
- Quán triệt chỉ đạo CBCC thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN cho những người trong gia đình, người thân, bạn bè và nhân dân nơi cư trú để có nhận thức đúng đắn về PCTN và kịp thời tố giác hành vi tham nhũng khi phát hiện.
Đối với các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung làm tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị
- Để góp phần thực hiện tốt pháp luật về PCTN trong đơn vị, Đảng ủy, Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo xây dựng, ban hành các nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị như: Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công; Quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ; Quy chế bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển; Quy định trách nhiệm lãnh đạo .v.v. Đặc biệt xây dựng và ban hành quy chế dân chủ cơ sở với các quy định rất cụ thể nhằm phát huy quyền làm chủ của CBCC. Với việc xây dựng, ban hành các nội quy, quy chế để thực hiện đã góp phần công khai, minh bạch trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo và việc thực hiện của toàn thể CBCC trong đơn vị.
- Triển khai thực hiện việc công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị theo các nội dung được quy định tại Luật PCTN và các văn bản quy định khác có liên quan.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; thực hiện rà soát, thay thế, sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu và CBCC trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch trong giao dịch hành chính, quản lý ngân sách, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
- Công khai minh bạch việc tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm CBCC; tiếp nhận, thuyên chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức; chế độ chính sách, nâng bậc lương, đánh giá xếp loại thi đua của tập thể và cá nhân cán bộ công chức.v.v.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và quyết tâm PCTN của CBCC. Kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động gây lãng phí, thất thoát kinh phí và tài sản trong cơ quan, xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, làm cho mọi hoạt động trong cơ quan được minh bạch.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra nội bộ theo Quyết định số 20/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 cua Bộ Công Thương về việc ban hành quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT hàng năm.
Thứ hai, xây dựng, thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thường xuyên nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng tại đơn vị mình theo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng quy định pháp luật hiện hành.
Thứ ba, xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
- 100% CBCC thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật cán bộ, công chức về những việc cán bộ, công chức không được làm; Quyết định số 52/2017/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 của UBND tỉnh quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước và của cán bộ công chức, viên chức.
- Xây dựng và tổ chức quán triệt những quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở của Cục QLTT tỉnh.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của CBCC Quản lý thị trường theo quy định của Luật CBCC, Pháp lệnh Quản lý thị trường, Chỉ thị số 35, Kết luận 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 33 của UBND tỉnh về siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính trong đội ngũ CBCCVC, Chỉ thị 14/CT-BCT của Bộ Công Thương về nâng cao hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường.
- Hàng năm thực hiện rà soát, chuyển đổi vị trí công tác của CBCC theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/ND-CP.
Thứ tư, minh bạch tài sản và thu nhập
- Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 21/02/2014 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; đặc biệt là thực hiện tốt việc công khai các bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.
- Công khai minh bạch dự toán ngân sách, hoạt động thu chi tài chính, tất cả các khoản thu chi được bàn bạc thống nhất cụ thể theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc chi tiêu hành chính đều được kiểm soát chặt chẽ và được công khai minh bạch tại các cuộc họp giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị CBCC.
- Xây dựng ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công; tổ chức cho CBCC thực hiện kê khai thu nhập tài sản đồng thời giám sát việc thực hiện kê khai.
- Công bố công khai đầu tư xây dựng cơ bản theo quy trình, quy chế quản lý đầu tư, từ khâu lập dự án, phê duyệt, các thủ tục đấu thầu; công khai, bình đẳng, minh bạch trong lựa chọn nhà thầu theo quy định về đấu thầu, chỉ định thầu của cơ quan trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và sửa chữa cơ sở vật chất mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác theo đúng quy định của pháp luật.
- Quản lý, giám sát, tổ chức nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng cơ bản và sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, trang thiết bị theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
- Minh bạch trong việc mua sắm tài sản; tuân thủ quy định của Nhà nước về thanh, quyết toán vốn đầu tư.
- Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân theo quy định của Luật PCTN.
Thứ năm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xẩy ra tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Thường xuyên nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu Cục, các Phòng, Đội QLTT trong công tác PCTN; nghiêm túc thực hiện quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 và Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.
- Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ, đảng viên công chức, viên chức và người lao động có ý thức tham gia phát hiện hành vi tham nhũng; đồng thời, xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ.
Thứ sáu, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ trong quản lý
- Đầu tư trang thiết bị về máy tính, phần mềm Tân Dân, phần mềm kế toán, phần mềm gửi nhận văn bản điện tử phục vụ cho hoạt động của đơn vị theo tinh thần Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 25/5/2011 của UBND tỉnh Quy định về tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước.
- Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế và chuẩn hóa các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
- Xây dựng Đề án vị trí việc làm để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn đơn vị.
- Tăng cường trao đổi văn bản điện tử trong hoạt động giữa Lãnh đạo Cục với các Phòng chuyên môn và các Đội QLTT, giữa CBCC với nhau. Đưa vào sử dụng phần mềm Tân Dân dùng chung cho tất cả CBCC trong Cục.
- Đẩy mạnh hoạt động công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh.
Thứ bảy, các nội dung khác đã thực hiện nhằm phòng ngừa tham nhũng
- Phát huy vai trò của các tổ chức đảng, đoàn thể như: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy, Ban Thanh tra nhân dân, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ trong công tác PCTN.
- Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật của các Phòng, các Đội QLTT, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định.
Có thể nói rằng, công tác PCTN là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp; vừa là nhiệm vụ cấp bách nhưng cũng là nhiệm vụ lâu dài; cần phải thực hiện thường xuyên, kiên trì, kiên quyết, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Để công tác PCTN đi vào thực chất, có chiều sâu và mang tính lan tỏa, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của cấp ủy Đảng là hết sức quan trọng, nhất là trách nhiệm nêu gương, quyết liệt của người đứng đầu./.
Xác định công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay; trên tinh thần của Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 23/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018; Đảng ủy, Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch số 25/KH-CCQLTT ngày 11/01/2018 về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Ngay sau khi Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở nâng cấp Chi cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh, Đảng ủy, Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của Cục gồm đồng chí Quyền Cục trưởng là Trưởng ban, các đồng chí Lãnh đạo Cục là Phó ban, các đồng chí Quyền Trưởng phòng, Quyền Đội trưởng các Đội QLTT là thành viên; tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN trong toàn đơn vị.
Công tác PCTN được Đảng ủy, Lãnh đạo Cục quan tâm đôn đốc, nhắc nhở và thường xuyên triển khai tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho CBCC tại các cuộc họp, hội nghị, đặc biệt là hội nghị CBCC đầu năm. Gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào công tác PCTN của đơn vị. Chỉ đạo thực hiện công tác PCTN gắn với việc thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 của Bộ Công Thương về việc ban hành quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN nói chung và PCTN trong đơn vị nói riêng; Đảng ủy, Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo các Phòng chuyên môn, các Đội QLTT qua thực tiễn hoạt động có ý kiến đóng góp để tham mưu cấp có thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành; đảm bảo hệ thống pháp luật về PCTN được hoàn thiện, đồng bộ và mang tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tiễn.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN được Đảng ủy, Lãnh đạo Cục thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các Phòng, các Đội triển khai thực hiện với nhiều hình thức phù hợp với đối tượng và tính chất công việc như:
- Tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị về pháp luật PCTN: Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012), Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ về thực hiện Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2020; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 25/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản theo Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác PCTN đến năm 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017); Chương trình số 909-CTr/TU ngày 26/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nội chính và PCTN, lãng phí năm 2018; Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 23/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản có liên quan khác.
- Lồng ghép trong việc học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, hội nghị của chuyên môn, đoàn thể, các cuộc họp chuyên môn, họp công đoàn, chào cờ đầu tháng .v.v. để phổ biến rộng rãi tới CBCC các quy định về PCTN.
- Kịp thời cung cấp tài liệu, đăng tải thông tin lên website, hệ thống điều hành mạng Tân Dân của Cục để tất cả CBCC nắm bắt, nghiên cứu và thực hiện theo quy định.
- Tăng cường đưa tin, bài viết, phóng sự về các hoạt động đấu tranh PCTN và gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh chống tham nhũng để CBCC học tập, noi theo.
- Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN; CBCC trong đơn vị còn được tuyên truyền, phổ biến các văn bản có liên quan khác như: Luật Thanh tra năm 2010; Luật cán bộ, công chức năm 2008; Luật viên chức năm 2010; Luật khiếu nại năm 2011; Luật tố cáo năm 2011; Luật tiếp công dân năm 2013; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết, một số điều của Luật Khiếu nại; Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết, một số điều của Luật Tố cáo; Nghị định số 64/2014 quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật tiếp công dân; các quy định thực hiện Luật Cán bộ, công chức, viên chức…nhằm trang bị đầy đủ kiến thức cho tất cả CBCC để thực hành tốt hơn pháp luật về PCTN.
- Quán triệt chỉ đạo CBCC thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN cho những người trong gia đình, người thân, bạn bè và nhân dân nơi cư trú để có nhận thức đúng đắn về PCTN và kịp thời tố giác hành vi tham nhũng khi phát hiện.
Đối với các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung làm tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị
- Để góp phần thực hiện tốt pháp luật về PCTN trong đơn vị, Đảng ủy, Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo xây dựng, ban hành các nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị như: Quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công; Quy chế đào tạo bồi dưỡng cán bộ; Quy chế bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển; Quy định trách nhiệm lãnh đạo .v.v. Đặc biệt xây dựng và ban hành quy chế dân chủ cơ sở với các quy định rất cụ thể nhằm phát huy quyền làm chủ của CBCC. Với việc xây dựng, ban hành các nội quy, quy chế để thực hiện đã góp phần công khai, minh bạch trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo và việc thực hiện của toàn thể CBCC trong đơn vị.
- Triển khai thực hiện việc công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị theo các nội dung được quy định tại Luật PCTN và các văn bản quy định khác có liên quan.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; thực hiện rà soát, thay thế, sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu và CBCC trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch trong giao dịch hành chính, quản lý ngân sách, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
- Công khai minh bạch việc tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm CBCC; tiếp nhận, thuyên chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức; chế độ chính sách, nâng bậc lương, đánh giá xếp loại thi đua của tập thể và cá nhân cán bộ công chức.v.v.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và quyết tâm PCTN của CBCC. Kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động gây lãng phí, thất thoát kinh phí và tài sản trong cơ quan, xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, làm cho mọi hoạt động trong cơ quan được minh bạch.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra nội bộ theo Quyết định số 20/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 cua Bộ Công Thương về việc ban hành quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT hàng năm.
Thứ hai, xây dựng, thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
Thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thường xuyên nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ áp dụng tại đơn vị mình theo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng quy định pháp luật hiện hành.
Thứ ba, xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức
- 100% CBCC thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật cán bộ, công chức về những việc cán bộ, công chức không được làm; Quyết định số 52/2017/QĐ-UBND ngày 22/11/2017 của UBND tỉnh quy định trách nhiệm thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước và của cán bộ công chức, viên chức.
- Xây dựng và tổ chức quán triệt những quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở của Cục QLTT tỉnh.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của CBCC Quản lý thị trường theo quy định của Luật CBCC, Pháp lệnh Quản lý thị trường, Chỉ thị số 35, Kết luận 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định số 33 của UBND tỉnh về siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính trong đội ngũ CBCCVC, Chỉ thị 14/CT-BCT của Bộ Công Thương về nâng cao hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường.
- Hàng năm thực hiện rà soát, chuyển đổi vị trí công tác của CBCC theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/ND-CP.
Thứ tư, minh bạch tài sản và thu nhập
- Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập; Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập; Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 21/02/2014 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; đặc biệt là thực hiện tốt việc công khai các bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.
- Công khai minh bạch dự toán ngân sách, hoạt động thu chi tài chính, tất cả các khoản thu chi được bàn bạc thống nhất cụ thể theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc chi tiêu hành chính đều được kiểm soát chặt chẽ và được công khai minh bạch tại các cuộc họp giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị CBCC.
- Xây dựng ban hành quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản công; tổ chức cho CBCC thực hiện kê khai thu nhập tài sản đồng thời giám sát việc thực hiện kê khai.
- Công bố công khai đầu tư xây dựng cơ bản theo quy trình, quy chế quản lý đầu tư, từ khâu lập dự án, phê duyệt, các thủ tục đấu thầu; công khai, bình đẳng, minh bạch trong lựa chọn nhà thầu theo quy định về đấu thầu, chỉ định thầu của cơ quan trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và sửa chữa cơ sở vật chất mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác theo đúng quy định của pháp luật.
- Quản lý, giám sát, tổ chức nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng cơ bản và sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, trang thiết bị theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
- Minh bạch trong việc mua sắm tài sản; tuân thủ quy định của Nhà nước về thanh, quyết toán vốn đầu tư.
- Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân theo quy định của Luật PCTN.
Thứ năm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xẩy ra tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- Thường xuyên nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu Cục, các Phòng, Đội QLTT trong công tác PCTN; nghiêm túc thực hiện quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 và Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.
- Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ, đảng viên công chức, viên chức và người lao động có ý thức tham gia phát hiện hành vi tham nhũng; đồng thời, xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ.
Thứ sáu, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ trong quản lý
- Đầu tư trang thiết bị về máy tính, phần mềm Tân Dân, phần mềm kế toán, phần mềm gửi nhận văn bản điện tử phục vụ cho hoạt động của đơn vị theo tinh thần Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 25/5/2011 của UBND tỉnh Quy định về tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước.
- Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế và chuẩn hóa các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
- Xây dựng Đề án vị trí việc làm để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn đơn vị.
- Tăng cường trao đổi văn bản điện tử trong hoạt động giữa Lãnh đạo Cục với các Phòng chuyên môn và các Đội QLTT, giữa CBCC với nhau. Đưa vào sử dụng phần mềm Tân Dân dùng chung cho tất cả CBCC trong Cục.
- Đẩy mạnh hoạt động công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh.
Thứ bảy, các nội dung khác đã thực hiện nhằm phòng ngừa tham nhũng
- Phát huy vai trò của các tổ chức đảng, đoàn thể như: Ủy ban kiểm tra Đảng ủy, Ban Thanh tra nhân dân, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ trong công tác PCTN.
- Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật của các Phòng, các Đội QLTT, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhằm kịp thời phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định.
Có thể nói rằng, công tác PCTN là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp; vừa là nhiệm vụ cấp bách nhưng cũng là nhiệm vụ lâu dài; cần phải thực hiện thường xuyên, kiên trì, kiên quyết, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Để công tác PCTN đi vào thực chất, có chiều sâu và mang tính lan tỏa, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của cấp ủy Đảng là hết sức quan trọng, nhất là trách nhiệm nêu gương, quyết liệt của người đứng đầu./.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh