DetailController

Nhận diện về công tác Quản lý thị trường

Để công tác Quản lý thị trường đạt hiệu quả cao cần phải có sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, trong đó phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của 5 nhà “Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học và người tiêu dùng”.

Tôn chỉ, mục đích của công tác Quản lý thị trường là làm cho thị trường phát triển lành mạnh không còn các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường; bảo vệ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chân chính và quyền lợi của người tiêu dùng. Theo suy nghĩ của rất nhiều người, công tác Quản lý thị trường là do một mình lực lượng QLTT phải chịu trách nhiệm, các diễn biến trên thị trường tốt hay xấu là do lực lượng QLTT thực hiện nhiệm vụ tốt hay chưa tốt.... Tuy nhiên khi đánh giá nhìn nhận một vấn đề thì trước tiên phải đảm bảo tính  khách quan toàn diện và khoa học, phân tích nhiều chiều mới tìm ra nguyên nhân sâu xa của nó, để có các giải pháp phù hợp và tương ứng; giống như ta thường nói khám đúng bệnh thì mới có thuốc chữa trị đúng bệnh, chứ không phải bất cứ bệnh gì cũng chỉ dùng kháng sinh để điều trị; mà trong công tác QLTT lâu nay tất cả các sai phạm trên thị trường đều mặc định do lỗi của một mình lực lượng QLTT, “xem lực lượng QLTT như một loại thuốc kháng sinh, một loại biệt dược”. Có thể thấy trong công tác phòng, chống dịch COVITD -19 hiện nay kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển có hệ thống y tế rất tốt, nhưng nếu không làm tốt công tác phòng ngừa, không  có các cơ chế, chính sách phù hợp thì hệ thống y tế có tốt đến đâu thì cũng sẽ quá tải và sụp đổ; còn đối với Việt Nam hệ thống y tế không tốt bằng nhưng có cơ chế, chính sách phù hợp, phát huy được cả hệ thống chính trị vào cuộc cho nên công tác phòng chống dịch bệnh vừa qua đạt hiệu quả rất tốt, được cả thế giới thừa nhận. Để có một cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn chúng tôi phân tích thêm một số điểm cần lưu ý về công tác QLTT cụ thể như sau.

Thứ nhất: Để thực hiện một nhiệm vụ quản lý nhà nước tốt thì cần phải có một cơ chế, chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn, hợp với lòng dân.v.v.v. vì vậy việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý phải được xác định là một giải pháp then chốt.  Đặc điểm nổi bật trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hiện nay là mới chủ yếu tập trung vào việc chống, nhất là chống trong khâu tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mà chưa chú trọng đúng mức đến việc phòng ngừa ngăn chặn vi phạm  trong sản xuất. Sở dĩ còn nhiều tồn tại trong lĩnh vực này là do việc xây dựng, định hướng cơ chế, chính sách về công tác QLTT chưa được quan tâm đúng mức, chưa theo kịp thực tiễn phát triển của nền kinh tế. Đáng chú ý, hiện nay nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận với nền tảng công nghệ thương mại điện tử thông qua việc thành lập các website để khuyến mại, quảng cáo, bán hàng qua mạng. Đây là kênh phân phối hiện đại và ngày càng phổ biến, do đó nhiều đối tượng đã lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp “ảo” không đơn giản. Các trang Website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, cung cấp địa chỉ không đúng, có nhiều địa chỉ là nhà dân, là chung cư.v.v.v.. nhưng các cơ chế chính sách quản lý còn nhiều sơ hở, lỏng lẽo, thiếu nhất quán; nhất là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đây là lĩnh vực liên quan đến nhiều bộ, ngành và cần phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, đòi hỏi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc xây dựng văn bản để bảo đảm tính thống nhất, sát với thực tiễn, nhưng trên thực tế mối quan hệ phối hợp trong soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, cục bộ muốn giữ lợi ích của ngành mình, bộ mình quản lý, thậm chí có biểu hiện “lợi ích nhóm” trong việc xây dựng cơ chế chính sách “tham nhũng chính sách” dẫn tới nội dung quy định trong một số văn bản còn bất cập, sơ hở, chồng chéo gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc,  thực tế nhiều khi mọi nỗ lực của lực lượng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại dường như chỉ là “ném đá ao bèo” “lực bất tòng tâm”. Trách nhiệm về vấn đề này phải là thuộc về các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia pháp lý và các nhà quản lý; bên cạnh đó thông qua công tác kiểm tra, giám sát thị trường các cơ quan chức năng phải tiếp tục rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kiến nghị đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình hiện nay..... phải đặt lợi ích dân tộc quốc gia lên trên hết, phải làm thế nào để có một chính sách ưu việt về công tác QLTT, mà trong đó các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không dám vi vi phạm, không muốn vi phạm và không thể vi phạm pháp luật; bên cạnh đó phải có một cơ chế kiểm soát quyền lực để các cơ quan thực thi pháp luật không thể làm trái, không dám làm trái và không muốn làm trái.

Thứ hai: Đối với các nhà sản xuất của chúng ta cơ bản còn mang tính nhỏ lẽ, manh mún, hàng hóa sản xuất ra chất lượng không đảm bảo, mẫu mã kém, giá thành cao, sức cạnh tranh yếu...chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng; làm ăn theo kiểu chụp giật, cò con.v.v.v. Bên cạnh đó ý thức trách nhiệm của nhiều doanh nghiệp chưa tốt, nhận thức của chủ thể quyền về SHTT còn hạn chế, chưa chủ động thực hiện bảo vệ quyền và tài sản của mình mà trông chờ vào Nhà nước, vào các cơ quan thực thi pháp luật. Nhiều doanh nghiệp còn tư tưởng muốn đánh cắp “tư duy, thành quả” sở hữu trí tuệ. Thậm chí có nhiều mặt hàng chỉ có hàng ngoại nhập chưa thể sản xuất được trong nước để thay thế; theo quy luật của thị trường thì có “cầu” ắt sẽ có “cung”.

Thứ ba: Vai trò của cấp ủy và chính quyền các cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác QLTT. Đó là phải thực hiện các giải pháp hỗ trợ về thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp như: hỗ trợ về đào tạo, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp và người dân tham gia chuỗi giá trị gia tăng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; áp dụng, cải tiến và đầu tư công nghệ tiên tiến đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm; học tập, nghiên cứu các mô hình liên kết đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản phẩm; áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, ATTP...Thực hiện chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thông qua: nguồn vốn, lãi vay ngân hàng, về thuế, về đăng ký thương hiệu, mẫu mã, bao bì sản phẩm, mã vạch; hỗ trợ thuê địa điểm kinh doanh, giới thiệu sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm tại một số chợ trung tâm, khu kinh tế, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị; cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường mới; hỗ trợ xây dựng sàn giao dịch nông sản, lương thực, thực phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng trên địa bàn.v.v.

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn pháp luật về cách lựa chọn sản phẩm an toàn, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; cách nhận biết hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái cho người tiêu dùng trên địa bàn. Phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm để vận động người dân, doanh nghiệp tham gia phát triển và nhân rộng tại các địa phương. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thường xuyên đưa tin về các chủ trương, chính sách của nhà nước, liên quan đến công tác quản lý thị trường, quản lý giết mổ, an toàn thực phẩm…; các đối tượng, vụ việc kiểm tra xử lý điển hình để người dân biết đề phòng và tố giác tội phạm. Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin về các trường hợp vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.v.v.v.

Thư tư: Vai trò của người tiêu dùng trong công tác QLTT là có ý nghĩa quyết định. Có một thực tế, mặc dù biết là hàng giả, hàng nhái, hàng chất lượng kém nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn chấp nhận, vẫn mua vì giá rẻ và còn vì tâm lý “thích hàng hiệu”, cho dù là “hàng hiệu nhái”. Khi nào người mua còn gật đầu với hàng giả, hàng nhái, hàng chất lượng kém thì khi đó loại hàng hóa này, nó vẫn còn đất sống. Vì vậy cần sự “vào cuộc” của chính người tiêu dùng trong công tác QLTT; người tiêu dùng phải nói không với hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, khi mua sắm hàng hóa phải xem kỹ nhãn mác, tập thói quen khi mua hàng hóa phải lấy hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không dễ giải trong mua sắm tiêu dùng, hãy là người tiêu dùng thông minh. Khi phát hiện ra hàng hóa vi phạm tố giác ngay cho cơ quan chức năng có như vậy mới loại bỏ được hàng lậu hàng giả trên thị trường.

Thứ năm: Để thực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tốt ngoài các cơ chế chính sách và vai trò của cấp ủy chính quyền các cấp thì cần phải có một công cụ, một lực lượng đủ mạnh, cụ thể trong công tác QLTT là các lực lượng có chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, hiện nay các lực lượng này được tổ chức phân tán, do nhiều cơ quan quản lý, mỗi nơi làm mỗi kiểu, hoạt động chồng chéo, không ai chịu trách nhiệm chính trên thị trường, nhiều khi còn đổ lỗi cho nhau, có nên chăng cần phải tổ chức lại, nhập lại các lực lượng có chức năng trùng lắp, tương đồng như: Chi cục ATVSTP, Chi cục Đo lường chất lượng, Chi cục Nông lâm thủy sản, thanh tra chuyên ngành..v.v.v. cùng với lực lượng Quản lý thị trường thành một tổ chức thống nhất chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa. Quan tâm đến cơ sở vật chất trang thiết bị phương tiện hoạt động cho các lực lượng chức năng (không để tình trạng các đối tượng buôn lậu, kinh doanh hàng giả dùng các phương tiện có phân phối lớn chạy rất nhanh trong khi đó các lực lượng chống buôn lậu đang sử dụng các xe ô tô uoat sản xuất từ những năm 90 của thể kỷ trước). Đồng thời chăm lo chế độ chính sách phù hợp cho cán bộ, chiến sỹ, công chức của các cơ quan có chức năng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Thứ sáu: Về lực lượng QLTT, được xác định đây là một công cụ chính trong công tác QLTT, tuy nhiên hiện nay lực lượng QLTT mới được nâng cấp tổ chức thành một lực lượng thống nhất xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, bước đầu đã phát huy được nhiều ưu điểm, đánh trúng nhiều đường dây ổ nhóm, nhiều tụ điểm buôn lậu kinh doanh hàng giả mà trước đây chưa làm được như: Nắm bắt thông tin, tổ chức kiểm tra, triệt phá nhiều đường dây, ổ nhóm lớn trên nhiều địa bàn tỉnh, thành trên cả nước. Điển hình là bóc gỡ đường dây bán hàng giả tại các Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, Lucky Plaza TP Hồ Chí Minh, phố cổ Hà Nội, Móng Cái (Quảng Ninh). Xử lý các điểm nóng về sản xuất và kinh doanh hàng giả tại chợ Ninh Hiệp, Phú Xuyên, chợ Bến Thành. Kiểm tra xử lý các kho, cửa hàng bán hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng thế giới tại Hưng Yên, Hải Phòng, Nha Trang, phối hợp bắt giử 2 vụ vận chuyển buôn bán ma túy lớn tại Hà Tĩnh.v.v.v. lực lượng QLTT đã chuyển cơ quan điều tra và đã khởi tố hình sự nhiều vụ việc vi phạm. Tuy nhiên hoạt động của lực lượng QLTT vẫn còn một số hạn chế đó là: Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số công chức còn hạn chế; việc quản lý địa bàn chưa được sâu sát, còn lỏng lẽo, các biện pháp nghiệp vụ về cài cắm cơ sở, nhân mối cung cấp thông tin chưa tốt; một số công chức còn biểu hiện thiếu trách nhiệm, thờ ơ vô cảm, thậm chí sai phạm trong thực thi công vụ; phương thức tác nghiệp trong bối cảnh mới còn yếu, nhất là trong bối cảnh công nghệ mới, môi trường mạng ngày càng phát triển; công tác phối hợp với các lực lượng chức năng nhiều lúc chưa kịp thời…

Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả-góp phần phát triển thị trường trong hội nhập quốc tế, theo chúng tôi lực lượng QLTT cần phải thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi nhiệm vụ; tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nâng cao công tác thông tin truyền thông; tăng cường các giải pháp giám sát thị trường, chủ động thu thập thông tin để xây dựng phương án triệt phá các đường dây ổ nhóm buôn lậu, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại; thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tiếp tục rà soát, phát hiện những bất cập trong cơ chế chính sách để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Chăm lo đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho lực lượng, nhất là những thiết bị kiểm tra nhanh về các lĩnh vực nhạy cảm trên thị trường…; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn các kỹ năng về nhận diện hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, nâng cao kỹ thuật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sử dụng công nghệ cao...; Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng trong thực thi công vụ. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin với các Doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng để nắm bắt các phương thức thủ đoạn của các đối tượng vi pham. Lập dữ liệu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ đưa vào quản lý một cách có hệ thống. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý tiêu cực, luân chuyển công chức định kỳ, đột xuất ở các vị trí, lĩnh vực, địa bàn phức tạp, nhiều điểm nóng,... gắn với trách nhiệm của người đứng đầu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn chính sách pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh; đa dạng về hình thức tuyên truyền, để nâng cao ý thức người dân về tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với xã hội và kêu gọi mọi người không bao che, tiếp tay cho hành vi buôn lậu kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại.

Từ những nhận diện trên, để công tác Quản lý thị trường đạt hiệu quả cao cần phải có sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, trong đó phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của 5 nhà “Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học và người tiêu dùng”. Đặc biệt quan tâm chăm lo công tác xây dựng cơ chế chính sách tạo nền móng vững chắc cho việc thực thi công vụ, theo kịp với sự phát triển của thị trường.

Nguyễn Thừa Đoàn - Phó Cục trưởng
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương