DetailController

Thị trường Tết ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân

Tình hình cung cầu, giá cả thị trường hàng hóa những ngày trước, trong và sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Hà Tĩnh diễn ra ổn định, an toàn, sức mua tăng mạnh vào các ngày cuối cùng của tháng Chạp.

Theo đánh giá của Sở Công thương Hà Tĩnh, thị trường hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nhìn chung ổn định. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, không có sự thiếu hụt, đảm bảo nhu cầu của người dân; không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa hay tăng giá đột biến. Công tác vận chuyển, phân phối hàng hóa được triển khai xuyên suốt tới các đại lý, cửa hàng bán lẻ tại vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, đáp ứng tốt hoạt động mua sắm cho Nhân dân.

Sức mua hàng hóa tại siêu thị Winmart tăng mạnh trong tuần cuối cùng của tháng 12 âm lịch

 

Để phục vụ người tiêu dùng, hầu hết các cửa hàng, tạp hóa, siêu thị, chợ truyền thống mở cửa đến trưa, chiều 29 Tết. Càng gần các ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng mạnh so với ngày thường, đặc biệt là hàng hóa phục vụ nhu cầu tế, lễ và hàng hóa thiết yếu như thực phẩm tươi sống, bánh kẹo, đồ uống, đồ gia dụng, các loại gia vị, hoa quả tươi... Các ngày từ 26 - 29 Tết, sức mua hàng hóa đạt cao nhất, trung bình tăng 2 - 3 lần so với ngày thường. Bên cạnh phương thức mua sắm truyền thống, nhiều người dân lựa chọn mua hàng qua các kênh online nên lượng hàng hóa tiêu thụ lớn.

Ông Võ Công Hải – Giám đốc siêu thị Winmart Hà Tĩnh cho biết: “Siêu thị phục vụ người dân mua sắm đến 12h trưa 29 Tết và mở bán trở lại từ ngày mùng 4 Tết. Năm nay, thị trường Tết diễn ra sôi động, doanh thu của siêu thị đạt cao hơn năm ngoái và thuộc tốp cao trong hệ thống Winmart trên toàn quốc. Khoảng tuần cuối cùng của tháng 12 âm lịch, lượng khách tăng mạnh, sức mua cao gấp 6 – 7 lần ngày thường”.

Giá thực phẩm những ngày giáp Tết tăng 10 - 20% so với ngày thường

 

Theo ghi nhận, giá cả hàng hóa dịp Tết năm nay cơ bản ổn định, không biến động nhiều. Khoảng 3 ngày cuối cùng của tháng Chạp, giá một số hàng hóa tăng nhẹ 10 - 20%, tập trung chủ yếu ở nhóm mặt hàng phục vụ nhu cầu thờ cúng và tiêu dùng trong dịp Tết như các loại hoa quả tươi, thực phẩm tươi sống. Ngoài nguyên nhân do giá cả nguồn hàng tăng thì còn do việc vận chuyển những ngày giáp Tết khó khăn hơn, giá cước vận tải cũng tăng so với ngày thường.

Chị Trần Thị Thương (phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Nhìn chung, hàng hóa Tết năm nay khá dễ mua. Mặt hàng thực phẩm tươi sống năm nào cũng tăng giá vào mấy ngày giáp Tết nhưng vẫn ở mức phù hợp và chấp nhận được. Mấy năm nay, tôi chỉ mua dự trữ một ít thực phẩm vì sau Tết, sáng mùng 2 là đã có thực phẩm tươi bán tại các chợ. Còn các sản phẩm khác như bánh kẹo, đồ uống, quà biếu người thân thì tôi mua ở siêu thị, giá cả ổn định như ngày thường”.

Thị trường hàng hóa tiêu dùng thiết yếu nhìn chung ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Trong những ngày đầu năm mới 2025, giao dịch mua bán còn khá trầm lắng. Ngày mùng 1 Tết, hầu hết các chợ, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đều đóng cửa nghỉ Tết, chỉ một số ít cửa hàng mở cửa kinh doanh. Từ ngày mùng 2 Tết, nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh và các mặt hàng phục vụ cúng lễ bắt đầu mở hàng trở lại. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, nguồn cung rau xanh dồi dào nên giá rau khá rẻ so với các năm trước, ngay cả trong những ngày đầu năm mới.

Đến ngày mùng 4 Tết, hoạt động mua bán đang dần trở về bình thường, tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng đầu năm không cao do đang trong ngày nghỉ lễ, người dân chủ yếu vẫn còn đi chơi Tết. Giá cả hàng hóa đã ổn định hơn do số lượng tiểu thương quay trở lại hoạt động nhiều hơn.

Bà Nguyễn Thị Mai – tiểu thương bán cá tại chợ TP Hà Tĩnh cho biết: “Tôi bán đến trưa 29 Tết mới nghỉ và bán trở lại từ sáng mùng 2 Tết. Những ngày trong Tết sức mua cao, sản lượng hàng bán nhiều gấp đôi ngày thường còn từ sau Tết, tôi nhập lượng hàng vừa phải vì chợ chưa mở cửa nên chỉ bán khoảng nửa ngày buổi sáng...”.

Theo nhận định của các tiểu thương, trong khoảng 2 tháng sau Tết là giai đoạn thấp điểm nhất của ngành bán lẻ, thị trường trầm lắng, sức mua giảm mạnh so với những thời điểm khác trong năm.

Nhiều tiểu thương mở hàng trở lại từ ngày mùng 2 Tết nhưng sức mua những ngày đầu năm mới chưa cao.

Theo Phó Giám đốc Sở Công thương Võ Tá Nghĩa, thời gian tới, Sở tiếp tục theo dõi tình hình thị trường, giá cả hàng hóa sau Tết, kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh trong trường hợp có biến động; khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp thực hiện bình ổn thị trường, tham gia các hoạt động kết nối cung cầu nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại sau dịp nghỉ tết Nguyên đán, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn.

Theo BHT
https://baohatinh.vn/thi-truong-tet-on-dinh-dap-ung-nhu-cau-tieu-dung-cua-nguoi-dan-post282131.html

ViewElegalDocument

ViewLink

com.soft.name.link
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc