DetailController

Những việc cần làm ngay đối với công chức QLTT ở cấp cơ sở

Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt…”

Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới mạnh mẽ, toàn diện công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ phải thực sự là nhiệm vụ “then chốt” của vấn đề “then chốt” trong công tác xây dựng Đảng, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì vậy, tư duy mới của Đảng ta là đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu thực sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và nhân dân. Đảng ta nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài; có cơ chế bảo vệ những cán bộ, công chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,... đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”.

Bác Hồ nói chuyện tại hội nghị cán bộ nhân dịp người về thăm Hà Tĩnh 15.6.1957

Nhận thức sâu sắc những quan điểm trên, sau 3 năm thành lập Cục  Quản lý thị trường ở các địa phương, công tác tổ chức cán bộ đã có nhiều đổi mới, lề lối làm việc được sửa đổi, ý thức trách nhiệm được nâng cao, đào tạo bồi dưỡng được chú trọng, công tác cải cách hành chính được tăng cường, ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh; công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng, bước đầu đạt kết quả quan trọng; kỷ luật, kỷ cương từng bước được siết chặt, pháp luật Nhà nước được đề cao. Công tác tổ chức bộ máy đã đạt được những thành tích nhất định, đã xây dựng được đội ngũ công chức cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đại bộ phận công chức đã giữ được phẩm chất, đạo đức, có quan hệ máu thịt với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm đó là: việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của cấp trên còn chậm; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. “Vẫn còn một bộ phận công chức, đảng viên chưa tiên phong, gương mẫu; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn ra. Tự phê bình và phê bình ở một số nơi còn hình thức. Thực hiện trách nhiệm nêu gương, nhất là của người đứng đầu chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng”; “vẫn còn tình trạng trên nóng dưới lạnh”. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả ở một số nơi thực hiện thiếu quyết liệt, chưa đạt được mục đích đề ra Tinh giản biên chế chưa thực sự gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ công chức; chủ yếu là đang tinh giản những công chức sắp đến tuổi nghỉ hưu, còn công chức đang ít tuổi không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì hầu hết chưa thực hiện được việc tinh giản. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn thấp, chưa được củng cố kịp thời. Chế độ, chính sách cho công chức QLTT chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ được giao, chưa thực sự tạo động lực để công chức toàn tâm, toàn ý với công việc; chưa có cơ chế bảo vệ công chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Công tác kiểm tra ở một số nơi chưa thường xuyên, quyết liệt, thiếu trọng tâm, trọng điểm; công tác giám sát còn hẹp về phạm vi, đối tượng, kết quả chưa thực chất còn xuề xòa, cả nể. Một số nơi, các đồng chí lãnh đạo cấp đội chưa phát huy hết trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, chưa gương mẫu, còn thụ động, né tránh, trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên….

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”

Để khắc phục tình trạng tồn tại, hạn chế ở trên; chúng ta phải có dũng khí, dám nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, bảo vệ cái đúng, kiên quyết can ngăn những việc làm sai, chống cho được tệ bè phái, cục bộ, cá nhân chủ nghĩa, “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ và cũng không để bị lợi ích nào cám dỗ, không để bị chi phối bởi quan hệ cá nhân, thân quen không trong sáng. Kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Trong những năm tới, xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập và phát triển của thế giới vẫn là xu thế chủ đạo; sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có vai trò quan trọng của lực lượng QLTT. Tình hình đó nó sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc đến công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ công chức lực lượng QLTT của chúng ta; đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, có chất lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số việc cần phải làm ngay, đó là:

Đối với bản thân từng công chức:

Trước hết, công chức QLTT phải có lòng yêu quê hương Đất nước, lòng tự hào Dân tộc; tích cực rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị, xứng đáng là công bộc, là người đầy tớ phục vụ nhân dân. Có hoài bảo, khát vọng để vươn lên nhằm xây dựng lực lượng QLTT chúng ta sánh vai cùng các lực lượng chức năng khác với phương châm “đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”.

Hai là công chức QLTT cần phải có ý thức trách nhiệm, xác định rõ nhiệm vụ, luôn nâng cao tri thức để đảm nhận tốt công việc được giao. Khi được giao việc gì, bất kỳ lớn hay nhỏ, khó hay dễ, đều phải thật sự tâm huyết, thực hiện đến nơi, đến chốn, tự nguyện, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao nhất; băn khoăn, trăn trở trước những khó khăn, thách thức của đồng chí đồng đội mình đang gặp phải, sẵn sàng chia sẽ và gách vác trách nhiệm với đồng chí đồng đội.

Ba là, công chức QLTT phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng; tôn trọng và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo công việc với cấp trên. Gương mẫu trong lối sống, giao tiếp, ứng xử, chấp hành kỷ cương hành chính và nội quy, các quy chế nội bộ; giữ gìn đoàn kết nội bộ trong cơ quan, đơn vị. Có thái độ tôn trọng, tinh thần hợp tác, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; bảo vệ danh dự uy tín của đồng nghiệp. Không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân và doanh nghiệp.

Bốn là, thực hiện nghiêm túc tự phê và phê bình, dám nói thẳng, nói thật, bảo vệ lẽ phải, đấu tranh những biểu hiện sai trái, bè phái cục bộ….có thái độ cầu thị lắng nghe, kiên định với lập trường tư tưởng không bị cám dỗ bởi những danh lợi tầm thường…

Đối với cấp trên:

Trước hết, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho công chức QLTT thấy được đâu là chân lý, đâu là lẽ phải; việc gì cần phải làm, việc gì không được làm…..Phát huy dân chủ, phải thực sự dân chủ thì mới tạo được đoàn kết nội bộ. Phân công, đẩy mạnh phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, “kiểm soát quyền lực của công chức” và xử lý nghiêm những sai phạm nếu có.

Hai là, phải tạo động lực để công chức hăng hái làm việc “vì động lực là sự thúc đẩy tất cả các hành động của con người nhằm đạt được mục tiêu gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, là những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và định hướng cho hành động của chủ thể theo hướng tích cực nhất”. Động lực xuất phát từ sự tự nguyện, khát khao làm việc, giúp công chức phát huy được thế mạnh, vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Động lực làm việc không hoàn toàn phụ thuộc vào những đặc điểm tính cách cá nhân, nó có thể thay đổi thường xuyên và phụ thuộc vào yếu tố khách quan trong công việc. Động lực làm việc mang tính tự nguyện, phụ thuộc chính bản thân công chức, họ thường chủ động làm việc hăng say khi họ không bị ảnh hưởng bởi sức ép hay một áp lực nào đó khi thực hiện công việc. Khi được làm việc một cách chủ động và tự nguyện thì kết quả công việc của công chức đạt hiệu quả rất cao. Hiện nay qua theo dõi chúng tôi thấy có một số công chức có rất ít động lực làm việc.

Vì vậy để tạo ra động lực làm việc cho công chức, chính là sự vận dụng hệ thống các chính sách, biện pháp, cách thức quản lý như là: thông qua môi trường làm việc chia sẽ, thấu hiểu; văn hóa công sở; thông qua bố trí công chức đúng sở trường của họ hay chưa? qua đánh giá phân loại; đào tạo bồi dưỡng; cơ hội thăng tiến; tiền lương, tiền thưởng; khen thưởng ghi nhận.v.v.v. nó tác động đến công chức làm cho công chức có động lực để làm việc. Hay nói cách khác, đó là việc áp dụng các cách thức quản lý để tác động tới công chức làm cho công chức có động lực trong công việc.

Ba là, xây dựng hoàn thiện thể chế đồng bộ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công chức QLTT thực thi nhiệm vụ. Sớm xây dựng hoàn thiện vị trí việc làm, gắn với việc cải cách chế độ tiền lương, bảo đảm cuộc sống của công chức QLTT ở mức trung bình của xã hội và không cần, không dám tham nhũng vẫn đủ sống, chuyên tâm với thực thi công vụ của mình. Như Bác Hồ từng căn dặn: “Phải cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc. Khi họ ốm đau phải có thuốc thang. Tùy theo hoàn cảnh mà giúp đỡ…”, vì vậy cần phải cải cách cơ bản chế độ tiền lương, phụ cấp bảo đảm để công chức QLTT nói riêng và công chức hành chính nói chung có mức thu nhập tương đương mức thu nhập khá trong xã hội; thực hiện chính sách tiền lương hợp lý trong lĩnh vực đặc thù công tác QLTT; nghiên cứu bổ sung chính sách đãi ngộ đối với công chức QLTT… (hiện nay chế độ tiền lượng rất bất cập, một công chức QLTT không giữ chức vụ sắp đến tuối nghỉ hưu, vị trí việc làm nhẹ nhàng, trách nhiệm ít nhưng lương lại cao hơn của lãnh đạo cấp Đội, cấp Cục (đang ít tuổi) vừa nhiệm vụ nặng nề, trách nhiệm lại lớn…). Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng, phát huy chính sách tuyển dụng người tài, trọng dụng người tài, người có trình độ phù hợp với năng lực sở trường của công tác QLTT. 

Bốn là, xây dựng quy hoạch cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng công chức theo hướng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, có tính đến nhu cầu và khả năng phát triển. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đúng công chức; phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo công chức. Theo đó, đánh giá công chức phải trên quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Căn cứ vào kết quả đánh giá mà rút ra nhận xét, kết luận về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, khả năng, triển vọng phát triển của từng cán bộ để bố trí cán bộ, bổ nhiệm, đào tạo, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn; đồng thời kiên quyết loại bỏ khỏi đơn vị những công chức không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, tha hóa, biến chất, trì trệ, yếu kém, mất đoàn kết kéo dài.

Năm là, thực hiện tốt chế độ quản lý công chức, nhất là tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; bảo vệ vững chắc chính trị nội bộ. Đây vừa là giải pháp vừa là yêu cầu kết hợp biểu dương khen thưởng đúng mức công chức có thành tích với việc kiên quyết xử lý nghiêm những công chức thoái hoá biến chất, vi phạm Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước. Phải đào tạo, rèn luyện, thử thách mới có được công chức tốt. Theo đó, “kiên quyết đấu tranh loại bỏ những phần tử hư hỏng, suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái sử dụng người nhà, người thân không đủ tiêu chuẩn. Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương, tinh thần phục vụ nhân dân của công chức. Sớm nghiên cứu, ban hành chuẩn mực đạo đức công chức Quản lý thị trường; để cho công chức nhìn vào chuẩn mực đó “tự soi, tự sửa”.

 Sáu là, đẩy mạnh công tác luân chuyển công chức nhất là công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách, tích lũy kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý. Làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, nhất là việc quản lý, nhận xét, đánh giá công chức để lựa chọn, bố trí đúng những người thật sự có đức, có tài; thật sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; thật sự tâm huyết với lực lượng QLTT vào các vị trí lãnh đạo các cấp. Cùng với đó, thực hiện thí điểm việc bố trí một số công chức lãnh đạo, quản lý không là người địa phương.

Bảy là, tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ, đây có thể coi là một trong những chu trình quan trọng của công tác quản lý, có tác dụng tác động trực tiếp đối với việc chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của đơn vị và của đội ngũ công chức. Qua công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm, những sai phạm để có biện pháp giáo dục, uốn nắn sửa chữa, hay áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với công chức sai phạm; đồng thời tìm ra những sơ hở, khiếm khuyết của các quy định trong hoạt động công vụ để có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động công vụ. Sớm ban hành cơ chế bảo vệ những công chức năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

Tám là, tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tham nhũng, bệnh quan liêu, cửa quyền. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, sự gương mẫu, tinh thần vì Nhân dân phục vụ của công chức, nhất là công chức  lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu lực lượng QLTT các cấp. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, đặc quyền đặc lợi, nói không đi đôi với làm… Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, theo vị trí việc làm. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế lựa chọn, đánh giá, sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức QLTT. Làm tốt công tác tư tưởng; giải quyết kịp thời chế độ, chính sách đối với các trường hợp do ảnh hưởng trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế.

Đó là một số đề xuất “những việc cần làm ngay” đối với công chức QLTT ở cấp cơ sở, nhằm xây dựng được đội ngũ công chức QLTT “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Nguyễn Thừa Đoàn
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương