DetailController

"Trách nhiệm người đứng đầu" yếu tố tiên quyết nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường

Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động công vụ nói riêng, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu hết sức quan trọng và cần được quan tâm đẩy mạnh từ lý luận đến thực tiễn hành động

Có thể nói rằng, hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét, từng bước trở nên chính quy, chuyên nghiệp và hiện đại; nhiều vụ việc kiểm tra, xử lý quy mô lớn đã được trinh sát, phát hiện, xử lý nghiêm minh; hình ảnh công chức quản lý thị trường ở các địa phương ngày càng trở nên thân thiện, gần gũi với chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để có được một hình ảnh, vị thế như ngày hôm nay, chính là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, kịp thời của Lãnh đạo Bộ Công Thương và đồng chí Tổng cục trưởng. Bên cạnh đó, những thành quả đã đạt được thể hiện vai trò, trách nhiệm rất lớn của người đứng đầu các đơn vị trong lực lượng, nhất là đồng chí Tổng cục trưởng và có lẽ lý luận cũng như thực tiễn đã chỉ ra rằng: “Chủ trương ký cam kết trách nhiệm người đứng đầu từ cuối năm 2021 đến nay là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, kịp thời và đã phát huy hiệu quả”.

Đối với Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh, trong 02 năm qua, kể từ ngày Tổng cục QLTT phát động, tổ chức ký cam kết trách nhiệm của người đứng đầu; nhận thấy đây là một cách làm tiên phong, đổi mới, sáng tạo của Tổng cục QLTT và sẽ nâng cao được trách nhiệm, hiệu quả hoạt động công vụ nên tất cả các đồng chí Lãnh đạo Cục, Trưởng các phòng chuyên môn, Đội trưởng các đội QLTT đã đồng loạt ký cam kết trách nhiệm của người đứng đầu ngay sau khi việc này được triển khai từ cấp Tổng cục. Trước đây, khi chưa thực hiện ký cam kết, mỗi cá nhân vẫn chấp hành nghiêm túc trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm người đứng đầu tuy nhiên kể từ ngày bản cam kết được ký thì mỗi cá nhân đều thường xuyên ghi nhớ các nội dung đã cam kết. Trong các công việc hằng ngày, từng cá nhân tự soi, tự sửa để đảm bảo hoạt động của bản thân và cấp dưới được thực hiện hiệu quả, đúng như các nội dung đã cam kết. Việc ký cam kết đều xuất phát từ trách nhiệm của bản thân mỗi đồng chí và được thực hiện hết sức nghiêm túc, cầu thị, có kiểm tra, giám sát thường xuyên. Để việc ký cam kết mang lại hiệu quả, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp, cách làm hiệu quả như:

- Thứ nhất, thường xuyên quán triệt đầy đủ các chỉ đạo của cấp trên về trách nhiệm người đứng đầu, các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ; đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ nói chung và trách nhiệm cam kết của người đứng đầu nói riêng.

- Thứ hai, thực hiện phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng từ lãnh đạo cấp ủy, chuyên môn đến các tổ chức đoàn thể; đảm bảo trách nhiệm được gắn với từng con người, từng công việc cụ thể để chịu trách nhiệm cá nhân; thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để các công việc được hoàn thành một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.

- Thứ ba, người đứng đầu luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm, thường xuyên tự soi, tự sửa, dám làm, dám chịu trách nhiệm; phát huy tinh thần, trách nhiệm công chức trong tất cả các hoạt động công vụ. Do vậy từng cá nhân có tinh thần tự giác cao hơn trong công việc được giao.

- Thứ tư, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, tránh các sai sót xẩy ra, tránh tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Lãnh đạo Cục và Trưởng các đơn vị đã chủ động đi đầu, làm gương trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của pháp luật trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền của lực lượng QLTT, các quy định về phòng chống tham nhũng, những việc đảng viên, công chức QLTT không được làm .v.v. để tuyên truyền, phổ biến cho công chức, người lao động; tổ chức nhiều cuộc tập huấn, cuộc thi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia thi đánh giá năng lực để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chức.

- Thứ năm, phát động các phong trào, đợt thi đua cao điểm trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm; phát huy trách nhiệm người đứng đầu trong việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao gắn với hoạt động chuyển đổi số. Do vậy, kết quả kiểm tra, xử lý hằng năm, năm sau cao hơn năm trước và đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhiều vụ việc vi phạm điển hình đã được phát hiện, xử lý nghiêm, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho người tiêu dùng, răn đe các đối tượng vi phạm; hoạt động kiểm tra, xử lý được thực hiện 100% trên hệ thống điện tử INS nên trách nhiệm người đứng đầu luôn được đề cao, không để xẩy ra sai sót và thực hiện ngày một chính quy.

- Thứ sáu, đẩy mạnh thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, bám sát Quyết định 888 để xây dựng cơ sở dữ liệu, đưa các tổ chức, cá nhân kinh doanh vào quản lý theo hệ thống INS; thường xuyên phối kết hợp các ngành chức năng, chính quyền địa phương nên các nhiệm vụ được cả hệ thống chính trị quan tâm vào cuộc, xử lý triệt để các vi phạm, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; tổ chức thông báo đường dây điện thoại nóng đến người dân, chính quyền địa phương, các ngành chức năng để vừa nắm bắt kịp thời thông tin diễn biến trên thị trường để xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh và phối kết hợp quản lý công chức trên các địa bàn, khi có phản ánh về vi phạm của công chức thì kịp thời xác minh, xử lý nghiêm, tránh xẩy ra các sai phạm mà cấp trên không biết.

- Thứ bảy, quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động công vụ của công chức, người lao động để đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật đồng thời khuyến khích, tạo môi trường làm việc văn hóa, văn minh, lành mạnh; tập thể Lãnh đạo Cục quan tâm chỉ đạo xây dựng văn hóa công sở; ban hành đồng bộ các nội quy, quy chế; luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm nêu gương, đi đầu trong thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; quán triệt thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử của Tổng cục QLTT; quyết liệt thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ; luôn đi đầu, làm gương trong việc duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành các nội quy, quy chế; quyết tâm ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

- Thứ tám, thủ trưởng các đơn vị cam kết chỉ đạo, điều hành đơn vị được giao quản lý hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và gắn trách nhiệm trực tiếp, liên đới đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của công chức. Tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ, đột xuất các hoạt động công vụ của công chức do mình quản lý để kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm và xử lý nghiêm khắc những tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng QLTT hoặc có vi phạm pháp luật.

- Thứ chín, từng bản thân công chức luôn xem tự phê bình và phê bình là công việc thường xuyên và nghiêm túc; là tấm gương tự phê bình và phê bình để cấp dưới làm theo. Luôn nêu cao tình thần phục vụ nhân dân; làm việc với thái độ khách quan, công tâm, tập trung giải quyết những lợi ích chính đáng của nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, chủ động đối thoại với nhân dân và cán bộ dưới quyền.

- Thứ mười, hằng tháng tổ chức chào cờ, họp giao ban tuyên dương những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có đổi mới mang lại hiệu quả, đây là tiêu chí để làm tốt công tác thi đua khen thưởng cuối năm, đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm. Nội bộ cơ quan, các đơn vị luôn đoàn kết, thống nhất, đồng lòng, giúp nhau cùng tiến bộ; bảo vệ uy tín, danh dự chính đáng của đồng chí, đồng nghiệp; không tranh công đổ lỗi, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm cho người khác; cấp dưới luôn quý trọng, phục tùng cấp trên trong mọi hoạt động công vụ được giao. Trong những năm qua, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh không có tình trạng công chức QLTT nhũng nhiễu, gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh; không có đơn thư khiếu nại, tố cáo về vi phạm của công chức trong hoạt động công vụ; không có công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật. Hoạt động kiểm tra công vụ của cấp trên, của tỉnh đối với cơ quan, đơn vị luôn được đánh giá cao về tính chính quy, chuyên nghiệp, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tham nhũng và những việc đảng viên, công chức không được làm.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện tốt, có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, nâng cao đạo đức công vụ, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, xin đề xuất một số giải pháp như sau:

- Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT tiếp tục chỉ đạo duy trì thực hiện nghiêm túc việc ký cam kết trách nhiệm của người đứng đầu; tổng hợp, đánh giá hiệu quả để phát huy, nhân rộng đối tượng ký cam kết, từ đó sẽ nâng cao hơn nữa trách nhiệm của từng công chức, người lao động đối với sự phát triển của cả lực lượng QLTT.

- Tích cực đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực tiễn hoạt động công vụ, nhất là việc học tập, làm theo về “tinh thần, trách nhiệm người đứng đầu”.

- Tổng cục QLTT với 05 hướng đi mới trong kế hoạch 05 năm lần thứ hai (Chủ động giám sát, phòng ngừa 24/7; Tấn công hàng giả trên môi trường mạng; Chuyển đổi số toàn diện; Cấp đội là hạt nhân; Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu) sẽ tiếp tục xây dựng lực lượng ngày một hoàn thiện, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để đồng hành cùng nền kinh tế, cùng hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân trong công cuộc bảo vệ quyền lợi, bảo vệ nền thương mại chân chính, văn minh.

- Tiếp tục quan tâm rà soát, tham mưu kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực QLTT, từ chức năng nhiệm vụ đến thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. Hướng tới Luật hóa công tác QLTT, từng bước khẳng định vị thế của lực lượng.

- Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông; hướng tới nâng cao hiểu biết pháp luật cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng; nâng cao vai trò, hình ảnh lực lượng QLTT trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

- Tăng cường thực hiện công tác quản lý địa bàn, nắm chắc các đối tượng kinh doanh; xây dựng tốt cơ sở dữ liệu về các tổ chức, cá nhân kinh doanh để theo dõi, kiểm tra, giám sát, phòng ngừa 24/7; góp phần bình ổn thị trường, tạo văn minh thương mại.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực mang tính thời sự, lĩnh vực nóng như: Hàng giả, hàng cấm, vi phạm an toàn thực phẩm, vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử .v.v.

- Tiếp tục đẩy mạnh kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức QLTT ở các cấp, nhất là khi cấp đội là hạt nhân; cần đảm bảo về biên chế vị trí việc làm, kinh phí, các điều kiện cần thiết cho hoạt động công vụ của cấp đội.

- Xây dựng một nền văn hóa công vụ rõ ràng, đậm nét, mang đúng bản sắc của lực lượng QLTT; từ đó xây dựng những công chức chính quy, chuyên nghiệp, nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ, đạo đức, văn hóa công vụ.

- Tập trung các giải pháp để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đối với công tác QLTT, nhất là hệ thống chính quyền địa phương các cấp, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế trong lĩnh vực QLTT để nâng cao năng lực, chia sẽ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm; phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong những năm tiếp theo, khi đất nước ngày càng hội nhập quốc tế.

Có thể khẳng định rằng, việc triển khai thực hiện ký cam kết trách nhiệm của người đứng đầu là một bước đi tiên phong, đầy hiệu quả mà Tổng cục QLTT đã lựa chọn, áp dụng. Mặc dù mới chỉ triển khai 02 năm nhưng đã cho những kết quả tích cực, góp phần đưa lực lượng QLTT ngày một hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao đạo đức công vụ; rèn luyện ý chí, bản lĩnh công chức QLTT để từng bước đáp ứng yêu cầu công việc, xứng đáng với nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã giao phó. Với những hướng đi mới, mục tiêu mới của những năm tiếp theo, lực lượng QLTT sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công, thắng lợi mới và trách nhiệm của người đứng đầu sẽ tiếp tục được phát huy cao độ; qua đó sẽ xây dựng được một lực lượng ngày càng chính quy, tinh nhuệ. Với vai trò là một Cục trưởng, bản thân sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng học tập, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị để xây dựng lực lượng QLTT nói chung và Cục QLTT Hà Tĩnh nói riêng ngày một đi lên, xứng đáng với niềm tin, sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Nguyễn Cự Dũng
Cục trưởng

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương