DetailController

Một số vấn đề về thẩm quyền và giao quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng QLTT

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường (QLTT) được quy định tại điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính.

         Trong đó các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) bao gồm: Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ, Đội Trưởng Đội QLTT, Chi cục Trưởng Chi cục QLTT,Trưởng Phỏng Chống buôn lậu, Trưởng Phòng chống hoàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa, Cục Trưởng Cục QLTT.

         Bên cạnh đó kiểm soát viên thị trường được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ, kiểm soát viên thị trường được giao nhiệm vụ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền XPVPHC theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính

         Ngày 10/8/2018 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg  quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT, theo đó: Cục QLTT được nâng lên thành Tổng Cục QLTT trực thuộc Bộ Công thương; Chi cục QLTT được nâng lên thành Cục QLTT trực thuộc Tổng Cục QLTT. Việc thay đổi mô hình, cơ cấu tổ chức lực lượng QLTT  đã đặt ra vấn đề pháp lý mới về thẩm quyền XPVPHC. Thẩm quyền của các chức danh Tổng Cục Trưởng Tổng Cục QLTT, Cục Trưởng  Cục  nghiệp vụ, Cục Trưởng  Cục QLTT cấp tỉnh không được quy định trong hệ thống pháp luật về XPVPC.

          Để khắc phục lỗ hỗng pháp lý trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Công văn số 370/UBTVQH14-PL ngày 11/12/2018 về việc thẩm quyền XPVPHC của lực lượng QLTT với nội dung cơ bản như sau:        

        - Tổng Cục Trưởng Tổng Cục QLTT thực hiện thẩm quyền XPVPHC thay Cục Trưởng Cục QLTT thuộc Bộ Công thương trước đây.

        - Cục Trưởng Cục Nghiệp vụ thực hiện thẩm quyền XPVPHC thay Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng Phòng chống hàng giả, Trưởng Phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục QLTT trước đây.

          - Cục Trưởng Cục QLTT cấp tỉnh thực hiện thẩm quyền XPVPHC chính thay Chi cục Trưởng Chi cục QLTT thuộc Sở Công thương trước đây.

          Như vậy, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội có văn bản trên thì vấn đề về thẩm quyền của các chức danh QLTT đã được ghi nhận và áp dụng trên thực tiễn công tác QLTT.

          Một vấn đề về thẩm quyền khác chúng ta cần lưu ý đó là hiện tại phần lớn người đứng đầu Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh đang là Quyền Cục Trưởng, người đứng đầu Đội Quản lý thị trường đang là Quyền Đội Trưởng. Do vậy, thẩm quyền của Quyền Cục Trưởng, thẩm quyền của Quyền Đội Trưởng cần được hiểu đúng và đầy đủ như sau:

          Theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính  "người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt như cấp trưởng".  Căn cứ quy định trên thì, Quyền Cục Trưởng Cục QLTT cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt của Cục Trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và được giao quyền cho cấp phó theo quy định tại điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính. Tương tự, Quyền Đội Trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt của Đội Trưởng Đội Quản lý thị trường và được giao quyền cho cấp phó theo quy định tại điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính.

            Như vậy đến nay vấn đề về thẩm quyền XPVPHC của các chức danh Quản lý thị trường đã được quy định đầy đủ, rõ ràng; là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp QLTT triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ của mình./.
Phan Thanh Bá - Trưởng phòng NVTH
Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh
Tags:Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chínhGiao quyềnQuản lý thị trường

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương