DetailController

Luận bàn cách ghi một số nội dung trong Quyết định kiểm tra

Hoạt động kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường (gọi tắt là QLTT) là việc tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao. Để hoạt động kiểm tra tuân thủ đúng quy định pháp luật, mang lại hiệu quả, chúng ta cần phải ban hành một Quyết định kiểm tra kịp thời, chính xác và đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của Pháp lệnh QLTT.

Có thể nói, hoạt động kiểm tra của lực lượng QLTT là một khâu rất quan trọng để đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên thị trường; hoạt động này được Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại Pháp lệnh QLTT năm 2016, được Bộ Công Thương quy định trong Thông tư số 27/2020/TT-BCT ngày 30/9/2020 và Thông tư số 20/2021/TT-BCT ngày 10/12/2021. Các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động kiểm tra của lực lượng QLTT được quy định tại Thông tư số 22/2021/TT-BCT ngày 10/12/2021 của Công Thương, trong đó có mẫu Quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng, hóa, dịch vụ (Mẫu số 01). Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay việc ban hành Quyết định kiểm tra vẫn còn những quan điểm, ý kiến khác nhau trong cách ghi chép, thiết lập. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ muốn luận bàn đến một vài nội dung trong mẫu Quyết định về cách ghi thông tin tại Điều 1 (mục ghi chú thứ 6, 7, 8, 9 trong mẫu).

Thứ nhất, cách ghi tại mục ghi chú thứ 6, Điều 1: “Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với:…..”. Theo hướng dẫn cách ghi mẫu Quyết định tại phần ghi chú thì mục 6 này được hướng dẫn: “Ghi đầy đủ tên tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra”.

Vậy tên tổ chức, cá nhân được kiểm tra hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra là những thông tin được lấy từ đâu để ghi vào mục 6 này cho đúng. Trên thực tế, hoạt động kiểm tra của QLTT xuất phát từ 02 luồng: Kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Đối với hoạt động kiểm tra theo kế hoạch thì các tổ chức, cá nhân được kiểm tra đều có trong kế hoạch dưới dạng: Hộ kinh doanh XYZ/Công ty ABC/Doanh nghiệp LMN… Do vậy thông tin về tên tổ chức, cá nhân được lấy từ trong kế hoạch kiểm tra (định kỳ/chuyên đề). Để có được những thông tin này, thông thường các đơn vị đều rà soát, lấy thông tin từ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư .v.v. Tuy nhiên, đối với hoạt động kiểm tra đột xuất thì thông tin về tổ chức, cá nhân được kiểm tra sẽ không được đầy đủ và có thể xẩy ra tình huống thông tin sai lệch, ngay từ chính tên gọi của tổ chức, cá nhân. Trong thực tiễn sẽ có những cá nhân, tổ chức đã có đăng ký kinh doanh nhưng cũng có những trường hợp chưa có đăng ký kinh doanh. Với trường hợp đã có đăng ký kinh doanh và qua thẩm tra, xác minh thu thập được thông tin chính xác thì việc ghi chép tại mục 6 tương tự như trường hợp kiểm tra theo kế hoạch. Với trường hợp chưa có đăng ký kinh doanh/chưa xác định được thì việc lấy thông tin về tên tổ chức, cá nhân được kiểm tra để ghi vào mục 6 là tương đối khó khăn và còn những quan điểm, cách ghi chưa thực sự thống nhất như: Ghi “hộ kinh doanh Nguyễn Văn A”, ghi “Nguyễn Văn A”, ghi “cửa hàng kinh doanh XYZ”, ghi “điểm bán hàng IKL” .v.v. Nếu chiếu theo hướng dẫn cách ghi trong mẫu Quyết định thì ngoài ghi tên tổ chức, cá nhân được kiểm tra còn có thể ghi tên cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra. Thực tế cho thấy, nhiều tình huống tên được ghi vào mục 6 là tên được lấy trên biển hiệu, biển quảng cáo theo cách hiểu tên cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vậy những cái tên này sẽ được lấy từ đâu và ghi như thế nào cho chính xác thì pháp luật còn chưa có quy định rõ ràng, thống nhất, gây lúng túng trong quá trình thiết lập Quyết định kiểm tra.

Thứ hai, cách ghi tại mục ghi chú thứ 7, Điều 1: “Địa chỉ:….”. Theo hướng dẫn cách ghi mẫu Quyết định tại phần ghi chú thì mục 7 này được hướng dẫn: “Ghi địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc địa chỉ đăng ký trụ sở hộ kinh doanh (nếu có) hoặc địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đột xuất mà chưa thể xác định địa chỉ đăng ký trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra thì chỉ ghi địa điểm kiểm tra”. Đối với nội dung này thì nếu chúng ta xác định được địa chỉ thì chúng ta ghi rõ, nếu chưa thể xác định được thì chúng ta ghi địa điểm kiểm tra, tức là ghi nội dung tại mục 8 (ghi địa chỉ địa điểm tiến hành kiểm tra) và bỏ trống mục 7 này.

Thứ ba, cách ghi tại mục ghi chú thứ 9, Điều 1: “Nội dung kiểm tra:….”. Theo hướng dẫn cách ghi mẫu Quyết định tại phần ghi chú thì mục 9 này được hướng dẫn: “Ghi đúng nội dung kiểm tra ghi trong kế hoạch kiểm tra hoặc phương án kiểm tra đã được phê duyệt hoặc ban hành hoặc đúng nội dung có liên quan trực tiếp đến vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật”. Đây là một phần ghi hết sức quan trọng của Quyết định kiểm tra, tuy nhiên thực tế đang có những cách hiểu, cách ghi khác nhau cả từ hồ sơ trên giấy tờ và dữ liệu trên INS. Tác giả không bàn đến chuyện thiếu/thừa nội dung so với kế hoạch/phương án mà chỉ muốn luận bàn về cách ghi từ ngữ sao cho đúng với nội dung kiểm tra thực tế. Đơn cử, khi chúng ta phát hiện có dấu hiệu vi phạm không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng khi viết nội dung kiểm tra tại mục 9 này thì vẫn còn nhiều cách viết như: Kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh .v.v. Hay như việc kiểm tra về niêm yết giá cũng có nhiều cách viết như: Việc thực hiện niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ/việc niêm yết giá/việc thực hiện công khai, minh bạch về giá/việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết .v.v. Đây chỉ là 02 trong số rất nhiều nội dung mà các đơn vị, địa phương đang thiết lập hồ sơ khác nhau (mặc dù bản chất cùng đi đến một vấn đề hành vi). Nếu chiếu theo hướng dẫn cách ghi ở trên là “Ghi đúng nội dung kiểm tra ghi trong kế hoạch kiểm tra hoặc phương án kiểm tra đã được phê duyệt hoặc ban hành” thì rõ ràng cách ghi ở mỗi đơn vị/địa phương vẫn sẽ khác nhau do quá trình ban hành kế hoạch/phương án vẫn có sự khác nhau về từ ngữ đối với từng nội dung. Còn nếu ghi theo hướng dẫn “đúng nội dung có liên quan trực tiếp đến vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật” thì rõ ràng đây là một cách hướng dẫn rất khó để có sự thống nhất trong lực lượng QLTT. Chẳng hạn như câu chuyện về vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật về hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thì việc ghi đúng nội dung có liên quan trực tiếp sẽ phải hiểu và ghi như thế nào? Thực tế hiện nay cũng rất nhiều cách ghi như: Kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu/kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu trên hàng hóa/kiểm tra việc sử dụng dấu hiệu .v.v. Rõ ràng với tình huống này thì việc ghi nội dung kiểm tra đúng nội dung kiểm tra ghi trong kế hoạch kiểm tra hoặc phương án kiểm tra đã được phê duyệt hoặc ban hành là rất khó khả thi vì phần lớn kế hoạch ban hành được ghi với cụm từ chung chung kiểu như: “kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ”. Do vậy, lúc này chỉ còn phương án ghi theo nội dung có liên quan trực tiếp đến vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật. Tuy nhiên đa phần đều tiếp cận theo cách ghi “Kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu” và việc ghi nội dung kiểm tra này thường bị xem là “không phù hợp với hoạt động kiểm tra của lực lượng QLTT: Là việc tiến hành xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa”. Trong phạm vi nội dung này, tác giả muốn luận bàn về một cách tiếp cận cho việc ghi chép nội dung kiểm tra đối với hành vi về “giả mạo nhãn hiệu”.

Đầu tiên, khi chúng ta muốn chứng minh một hành vi vi phạm pháp luật, thì chúng ta thường căn cứ vào các văn bản pháp luật quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, những hành vi bị cấm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong các lĩnh vực quản lý nhà nước (để kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với vấn đề được quy định đó, ví dụ: Đăng ký kinh doanh, niêm yết giá, điều kiện cửa hàng, nhân viên .v.v.) hoặc chúng ta căn cứ vào các khái niệm để chứng minh hành vi (ví dụ như: Hàng cấm, hàng nhập lậu…). Vậy với “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu” cũng là một trường hợp để chúng ta căn cứ vào khái niệm để chứng minh. Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì nhãn hiệu chính là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Đối với luật pháp quốc tế quy định “A trademark can be any word, phrase, symbol, design, or a combination of these things that identifies your goods or services. It’s how customers recognize you in the marketplace and distinguish you from your competitors”, tức là “Nhãn hiệu có thể là bất kỳ từ, cụm từ, biểu tượng, thiết kế nào hoặc sự kết hợp của những thứ này để xác định hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn. Đó là cách khách hàng nhận ra bạn trên thị trường và phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh”

Với cách tiếp cận này, chúng ta có thể có cách ghi nội dung trong Quyết định kiểm tra kiểu như: “Kiểm tra các dấu hiệu được gắn trên hàng hóa A” (bao gồm cả gắn trên nhãn, bao bì, tài liệu, thân hàng hóa). Với nội dung kiểm tra này, kết quả kiểm tra được thể hiện tại biên bản kiểm tra có thể ghi như sau: Qua kiểm tra trên hàng hóa A phát hiện có dấu hiệu XYZ trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu……đang được bảo hộ dùng cho mặt hàng A mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu (không xuất trình được giấy tờ chứng minh sự cho phép của công ty…là chủ sở hữu nhãn hiệu….theo giấy chứng nhận….). Từ đó kết luận có dấu hiệu “buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”. Đây chỉ là một cách tiếp cận để mọi người tham khảo và luận bàn. Hiện nay có rất nhiều hành vi vi phạm trong thực tiễn cũng rất khó để đưa ra cách ghi chính xác về nội dung kiểm tra trong Quyết định kiểm tra, gây nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra của lực lượng QLTT. Hy vọng trong thời gian tới, những vấn đề khó khăn, vướng mắc này sẽ tiếp tục được tháo gỡ để pháp luật về kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính ngày một hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Văn Hảo
Phòng TTPC, Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương